GIÁO TRÌNH NHUỘM MÀU TÓC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
ĐẶC TÍNH CỦA TÓC VÀ DA ĐẦU
Từ ngàn xưa, người Việt Nam ta đã có câu tục ngữ “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Qua đó cho ta thấy sự quan trọng của tóc trên cơ thể con người.
Để trở thành một người thợ làm tóc chuyên nghiệp, điều quan trọng là cần hiểu rõ những đặc tính của tóc, những hiểu biết này là cần thiết và quý giá.
Công việc hàng ngày của người thợ là thường xuyên tiếp xúc, tạo kiểu trên tóc cho khách hàng. Từ đó ta luyện tập óc quan sát một cách nhanh nhạy. Phải biết nhận dạng được tình trạng của tóc, để phân tích thật chính xác. Đó là cơ sở đầu tiên giúp người thợ thực hiện thành công những yêu cầu của khách hàng.
Chúng ta có thể nhận biết tính chất của tóc và xác định, phân loại tóc bằng cách sử dụng những giác quan có sẵn như: nhìn (thị giác). Quan sát sợi tóc sẽ giúp người thợ có được sự nhận định về tình trạng tóc.
Chạm vào (xúc giác) sờ vào tóc đó là cách phân biệt chuyên nghiệp, bằng kinh nghiệm sẽ giúp người thợ cảm nhận được hiện trạng của tóc. Ngửi (khứu giác) tóc dơ và sự rối loạn tuyến dầu trên da đầu chắc chắn sẽ tạo ra mùi.
Nghe (thính giác) lắng nghe khách hàng nói về tóc của họ, vấn đề sức khoẻ, sự phản ứng của mỹ phẩm hoặc thuốc mà họ đã dùng, sẽ giúp chúng ta biết được chính xác hơn…
Tóc cũng giống như con người, rất đa dạng. màu sắc, hình dáng, kích cỡ, cấu trúc của tóc, sự phát triển và những thành phần cấu tạo trong tóc v.v…
Điều đầu tiên cần hiểu là: Nhiệm vụ và mục đích của tóc.
*Nhiệm vụ chính của tóc là để tô điểm cho vẻ đẹp của đầu, đồng thời bảo vệ sự tổn thương của đầu, cũng như ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
Tóc là một phần phụ của da, nó là những sợi nhỏ và mảnh mọc ra từ da đầu và không có cảm giác. Tóc có hình dạng như thế nào tuỳ thuộc vào Nang tóc. Chúng ta biết được 3 hình dạng như sau:
1./ Tóc thẳng thường hình tròn
2./ Tóc dợn thường hình bầu dục
3./ Tóc quăn thường hình dẹp
Cấu trúc của tóc được tạo thành bởi 3 lớp:
-Biểu bì: Đây là lớp vỏ ngoài cùng được sắp xếp bởi những lớp sừng như vẩy cá. Những lớp sừng này để cho ánh sáng đi qua và dễ dàng mở ra cho sự xâm nhập của hoá chất như: thuốc duỗi, nhuộm, uốn… Đây là lớp bảo vệ kết cấu bên trong của sợi tóc.
*Nhận xét: Biểu bì luôn đóng là biểu hiện của tóc mượt và ngược lại biểu bì mở là tóc khô, một mái tóc đẹp là một mái tóc phải khoẻ.
- Vỏ tóc: Đây là lớp lớn nhất chiếm 75% diện tích sợi tóc, những chất tạo màu được nằm trong lớp này và đây là lớp quyết định màu cho tóc.
Sự thay đổi về màu như: nhuộm, tẩy, duỗi, uốn được xử lý trên lớp này.
Trong vỏ tóc được cấu tạo rỗng, chứa các sắc tố màu, tóc người Châu Á chưa 3 sắc tố màu: xanh + đỏ + vàng. Tóc người Châu Âu chứa 2 sắc tố màu: nâu - vàng.
-Tủy tóc: không liên quan đến màu sắc, đa số lớp tủy tóc không hiện diện. Trong một số người lớp tủy róc hiện diện bị cách quãng.
Cấu tạo của tóc gồm những thành phần: 80% Proteine, 15% H20, 5% muối khoáng.
Sự phát triển của tóc trung bình một tháng từ 1cm -> 1,25cm: tốc độ mọc của tóc còn tuỳ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ và tính đàn hồi của da đầu.
- Diện tích da đầu được ước tính khoảng 120 inches = 780cm2
- Trung bình 1.000 sợi tóc trong 1 inches.
- Số lượng tóc trên đầu thay đổi theo màu của tóc.
- Tuổi thọ của tóc được tính trong phạm vi từ 3 -> 7 năm
- Tiến trình của tóc theo một chu kỳ: mọc -> rụng -> thay thế.
- Tóc mọc tuỳ thuộc vào nhũ tóc
- Một số lượng nhỏ tóc sẽ rụng trong mỗi ngày. Đây là hiện tượng tự nhiên cho sự hình thành tóc mới. Giới hạn cho phép từ 50 sợi -> 80 sợi/ngày. Nếu tóc rụng nhiều hơn ước đoán này thì đây là dấu hiệu bất thường của tóc và da đầu.
- Màu tự nhiên của tóc là kết quả của sự di truyền.
- Sự khác biệt của màu tóc là tuỳ thuộc vào số lượng phân bổ hạt sắc tố màu có trong mỗi sợi tóc.
LÝ THUYẾT VỀ MÀU
Cần hiểu được lý thuyết về màu. Để thực hiện trên tóc khách hàng một cách chính xác và hiệu quả. Đồng thời giúp người thợ nghĩ ra những công thức riêng cho những tình huống nhuộm tóc.
*Nguyên tắc của màu:
- Chỉ có 3 màu gốc: Đỏ ,Vàng , Xanh
*Quy luật phát triển:
- Màu chủ yếu (màu gốc) -> màu thứ 2 -> màu bổ sung.
- Nguyên tắc về màu là một hệ thống giúp cho người thợ hiểu được mối quan hệ của màu sắc. Khi hai màu chủ yếu phối cùng nhau thì màu thứ 2 được tạo ra.
BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN MÀU
Như vậy: Đỏ + Vàng = Cam
Vàng + Xanh = Xanh lá
Xanh + Đỏ = Tím
Các màu: Cam + xanh lá + tím. Được tạo ra bởi 3 màu gốc gọi là màu thứ 2. Những màu kế tiếp (màu bổ sung), được tạo ra bởi sự phối màu với hàm lượng
ít, hoặc nhiều khác nhau. Cho đến giai đoạn phát triển tột cùng có thể đếm được trên 3.000 màu.
NGÔI SAO LÝ THUYẾT MÀU
- Một nửa của ngôi sao gồm các màu: xanh, tím, xanh lá chứa nhiều sắc tố màu xanh thì có TÔNG MÀU LẠNH.
- Một nửa của ngôi sao gồm các màu: đỏ + cam + vàng chứa nhiều sắc tố đỏ + vàng thì có TÔNG MÀU ẤM.
Chú ý: Tông màu lạnh là những màu khó thực hiện nhất.
PHÂN LOẠI MÀU NHUỘM TÓC
Trong dịch vụ làm màu, nhuộm tóc được chia thành 2 loại:
- Màu nhuộm tạm thời.
- Màu nhuộm bền.
Màu nhuộm tạm thời cũng được chia thành 3 dạng:
1./ Màu nhuộm sau 1 lần gội là hết.
Gồm Mousse màu , keo màu, sáp màu, gel màu
2./ Màu nhuộm sau 5 -> 6 lần gội là hết.
Kem nhuộm không cần hỗ trợ với dung dịch ô xy hoá. Những phân tử kem nhuộm thường hạt lớn, chỉ làm thay đổi màu của biểu bì, xâm nhập rất ít bên trong vỏ tóc.
3./ Màu nhuộm 10 -> 15 lần gội.
Kem nhuộm cần hỗ trợ với dung dịch oxy hoá thường từ 1,5 -> 3%.
Màu nhuộm tạm thời thường được gọi là hấp màu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.